Hướng dẫn |
Giới thiệu | Sao chép | Hướng dẫn | Tham khảo |
A/ HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH KTVN Mục này hướng dẫn toàn bộ các vấn đề : Cài đặt + Sử dụng + Bảo quản + Khắc phục các sự cố nếu có.
B/ HƯỚNG DẪN MỘT VẤN ĐỀ PHỔ BIẾN KHI SỬ DỤNG MÁY TÍNH - Virus và Quét virus : Một thực trạng là có khá nhiều người học sử dụng máy tính chỉ bằng cách nhìn người trước làm việc thế nào rồi mình cứ thế làm theo. Với đa số phái Nữ thì sẽ dừng lại ở đây, chỉ có các Anh Em mới có xu hướng tìm đọc mày mò nghiên cứu để hiểu sâu hơn nguyên lý hoạt động của máy tính và các chương trình. Tình trạng đó dẫn đến là nhiều người dùng không biết hoặc không quan tâm đến các chương trình quét virus có những chức năng gì, không biết là nó cần được thiết lập lại cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Phần viết sau đây trình bày bằng những văn từ thông thường (thay cho các từ ngữ kỹ thuật) và diễn giải một cách nôm na, dành riêng cho các bạn biết rất ít kiến thức sử dụng máy tính, để các bạn có thể phần nào hiểu và tự mình xử lý các vấn đề thông thường có liên quan "sát sườn".
B.1/ Khi máy tính nhiễm virus : Nếu loại virus này có tác hại đến hệ điều hành cũng như các chương trình mà bạn đang sử dụng thì đương nhiên phải xử lý ngay. Tuy nhiên, cũng có một số loại "virus hiền" chỉ chọc ghẹo chơi cho vui, chưa có ảnh hưởng nhiều đến công việc của mình, thế thì để khi nào rảnh rang mình sẽ xử lý.
B.1.1/ Các dấu hiệu để nhận biết tập tin chương trình KTVN.EXE bị nhiễm virus là : Khi mở chương trình thì có các dạng thông báo như : ... file corruped , ... file Invalid , ... integrity violated, bật hộp thoại <DO> và hiện các tập tin để chọn.... Để kiểm tra chính xác và đơn giản nhất thì bạn chỉ cần xem kích thước tập tin KTVN.EXE của lúc chạy bình thường, so sánh với kích thước của lúc bị lỗi. Nếu kích thước khác nhau thì đích thị là bị virus phá hủy sửa đổi. Cách xem kích thước tập tin như sau : Mở My computer, vào D:\KTVN10\ , bấm chuột phải vào tập tin KTVN.EXE, xem kích thước thật như hình dưới (phần khoanh đỏ):
(Ghi chú : số liệu trên hình chỉ để mô phỏng hướng dẫn, số liệu thật thì tùy thuộc theo từng phiên bản)
Bạn cũng có thể nhận biết máy tính bị nhiễm virus khi có những dấu hiệu khác lạ như : tập tin nào đó của mình mở ra có báo lỗi, mở không được, mở thứ này thì nó lại hiện ra thứ khác, xuất hiện các tập tin lạ hoặc thư mục lạ trong các thư mục riêng của mình, một vài thao tác nào đó trên máy tính có phản ứng khác với trước đây, ... Khi đã thấy chắc chắn hoặc cảm thấy tương đối rõ dấu hiệu bị nhiễm virus thì bạn cần quét virus.
B.1.2/ Cách quét virus và xử lý sau khi quét xong là : Bạn cần biết : Nếu máy bị nhiễm virus thì cũng có nghĩa là chương trình quét virus hiện tại mà bạn đang dùng đã bị loại virus này "qua mặt" hoặc/và Windows đã bị lỗi. Bạn nên gỡ bỏ chương trình quét virus này ra và cài đặt một chương trình quét virus khác để quét lại. Theo kinh nghiệm của tôi là : ở mức độ sử dụng phổ thông thì không có phân biệt trình quét virus này "tốt hoặc mạnh hơn" trình quét virus khác, vấn đề là trình quét nào đã có cập nhật và phát hiện ra loại virus mà mình đang bị nhiễm, do đó bạn có thể chọn bất kỳ trình quét virus nào cũng được. Việc cài đặt, cập nhật và quét nên được thực hiện trong chế độ khởi động Safe Mode của windows. Ngoài ra, nếu bạn có mạng nội bộ LAN thì tất cả mọi máy tính đều cần phải được cài đặt và quét, sẽ mất khá nhiều thời gian đấy, nhưng bạn không thể làm khác. Nếu quá trình quét virus có phát hiện ra virus thì xem như bạn đã "tìm đúng thuốc" chữa trị. Nếu quá quá trình quét virus không phát hiện ra virus thì có nghĩa là trình quét mới cũng bỏ sót loại virus này / hoặc Windows đã bị virus làm cho bị lỗi. Đến nước này thì bạn sẽ phải cài đặt lại windows, sau đó cài trình quét virus để quét lại. Đôi khi những tay lão luyện máy tính cũng phải "khổ sở" vì phải thử đi thử lại nhiều ngày mới túm được những chú virus lạ và khôn ngoan. Một kinh nghiệm rất đơn giản nhưng phổ biến là : bạn nên tạo bộ GHOST Windows riêng cho từng máy tính của mình, sau đó bạn phục hồi lại Windows rất nhanh và khá yên tâm với mức độ "lành mạnh" của nó, sau đó cập nhật chương trình virus và quét lại. Cũng có một số virus rất nhanh nhảu : mình cài lại Windows/hoặc Ghost xong, khởi động Windows lên là nó đã nhảy ngay vào windows nằm (nó ẩn nấp ở nơi nào đó trên ổ D:, E:, ...). Trường hợp này thì bạn dùng loại đĩa CD có sẵn chương trình khởi động máy tính và quét virus từ đĩa CD, loại này có sẵn tại các cửa hàng bán đĩa. Sau khi Windows đã ổn định và không còn virus, bạn lấy đĩa hoặc tập tin CaidatKTVN mà bạn đang dùng để chạy cài đặt lại. Việc cài đặt KTVN chỉ là copy các tập tin chương trình gốc vào máy tính, không ảnh hưởng gì đến các dữ liệu hiện có. Những công việc trên cũng không hẳn là dễ làm, vì vậy nếu phía các Chị không tự làm được thì các Chị sẽ nhờ một Anh mà mình mến nhất trong công ty làm giúp mình, vừa giải quyết được công việc - vừa thắt chặt thêm tình đồng nghiệp. Cuối cùng, nếu Anh/Chị hì hục mãi vẫn không xong, cần cầu viện đến Bác sỹ máy tính Chuyên khoa Diệt virus (cẩn thận khéo mời nhầm Trình dược viên Bán phần mềm quét virus). Ở đây tôi có ý kiến chân tình : mình hãy ân cần nhiều nhất với Bác sỹ để họ mới dồn hết tâm huyết chữa trị và dặn dò việc kiêng cữ, vì có những virus dễ trị nhưng cũng có những virus rất khó trị - có thể Bác sỹ vể rồi ít lâu sau bệnh cũ lại tái phát.
B.2/ Cách thiết lập các chương trình quét virus : Nếu bạn có dùng chương trình quét virus mà bạn chưa bao giờ mở các chức năng của chương trình quét virus ra để tìm hiểu và thiết lập lại thì hầu như chắc chắn là chương trình quét virus sẽ ít nhiều gây cản trở cho máy tính nói chung và một số chương trình nói riêng. Cụ thể là : Nếu chương trình quét virus được thiết lập mức bảo vệ càng sâu và toàn diện thì càng gây chậm tốc độ máy tính, mức độ xử lý nhầm càng cao, một số chương trình "trong sạch" cũng có thể bị ngăn chặn lại một phần hoặc toàn bộ và gây lỗi cho chương trình đó. Theo tôi thấy, ở mức độ thiết lập ngầm định của đa số chương trình quét virus cũng đã là mức độ "giết nhầm còn hơn bỏ sót". Lý do chung là vì ngày nay có quá nhiều loại virus và nó thiên biến vạn hóa theo sức tưởng tượng của người viết, số người viết virus thì quá đông và họ có lắm trò tinh quái. Số các hãng làm phần mềm chống virus (viết tắt là AntiVirus) loại Phát Hành Toàn Cầu cũng chỉ có khoảng dưới 100, không thể nào đủ sức để thống kê và chặn từng loại virus như những thủa xưa kia, vậy là người ta xoay sang công nghệ "suy đoán thông minh" để quét, ngăn chặn và diệt, việc này ắt hẳn sẽ dẫn đến quét nhầm, ngăn chặn nhầm. Tại sao ? : Tại vì công nghệ thông minh đó cũng có dựa trên thống kê các "lệnh, phương thức, hành vi nhạy cảm" mà chương trình virus thường hay sử dụng, trong khi các "lệnh, phương thức, hành vi nhạy cảm" này được Hệ Điều Hành thiết lập ra là nhằm phục vụ cho tất cả mọi loại chương trình cần sử dụng đến, không phân biệt là chương trình bình thường hay chương trình virus. Như vậy, nếu các chương trình bình thường có sử dụng các "lệnh, phương thức, hành vi nhạy cảm" thì dễ bị chương trình quét virus ngăn chặn nhầm và gây lỗi (hoặc gọi là là bị xung đột). Để khắc phục vấn đề này, các chương trình quét virus sẽ có các chức năng Tùy Chọn để cho người dùng thiết lập lại cho đúng và phù hợp. Như vậy là bạn cần phải mở ra để tùy chỉnh chứ không thể ngồi yên đó phó mặc cho chương trình quét virus tự động làm hết mọi chuyện. Vì có nhiều trình quét virus, mỗi trình quét lại có giao diện và văn từ khác nhau, ngay cả một trình quét thì cũng có thể thay đổi giao diện theo từng phiên bản, do đó tôi sẽ chỉ hướng dẫn theo "nguyên tắc chung", và chỉ đề cập vào vấn đề có liên quan trực tiếp :
B.2.1/ Xử lý thụ động : Khi bạn chạy KTVN (hoặc chương trình khác của bạn), nếu trình quét virus bật lên hộp cảnh báo có các mục cho bạn chọn, thì :
B.2.2/ Xử lý chủ động : Có những chương trình quét virus không cảnh báo gì khi mình mở chương trình của mình, cho phép chạy nhưng vẫn âm thầm giám sát và nếu thấy có gì "khả nghi" là nó chặn phần khả nghi lại, làm cho chương trình của mình bị lỗi ở phần liên quan. Tình huống này cũng giống bị "chọc gậy bánh xe", chương trình của mình bị "té ngửa" giữa chừng mà không hiểu lý do ở đâu. Do đó, tốt nhất là bạn hãy chủ động xử lý bằng cách mở chức năng tùy chọn ra để thiết lập. Nguyên tắc chung là bạn tìm các mục tùy chọn có chữ Exclusions (nghĩa là chương trình được phép loại trừ, không quét) hoặc có chữ Trusted (nghĩa là xác thực chương trình có lý lịch rõ ràng). Tại mục đó, bạn sẽ chọn Thêm (Add) vào danh sách đó : - Với máy đơn lẻ hoặc máy chủ : chọn cả Thư mục D:\KTVN10\ hoặc chọn riêng Tập tin D:\KTVN10\KTVN.EXE , và thư mục nháp C:\TEM10\ - Với máy con trong mạng LAN : chọn cả Thư mục đã Map thành ổ đĩa K:\ hoặc chọn riêng Tập tin K:\KTVN.EXE , và thư mục nháp C:\TEM10\ Mỗi mục Exclusions, Trusted thường sẽ có nằm tại nhiều vị trí (trong nhiều phần hành tùy chọn) của chương trình quét virus, bạn phải rà soát hết các phần hành của trình quét virus để thực hiện như trên. Các từ ngữ Exclusions, Trusted được nhiều chương trình quét virus sử dụng, cũng có những từ ngữ khác nữa tùy theo từng chương trình, bạn cứ dịch nghĩa các văn từ sang tiếng Việt để đoán biết được chỗ mình cần chọn để tùy chỉnh lại. Sau khi đã chọn thiết lập như trên thì mỗi khi KTVN hoạt động sẽ không bị trình quét virus giám sát, ngăn chặn nữa. Đối với những trình quét virus không có chức năng để tuỳ chọn Exclusions (loại trừ) và Trusted (xác thực), ví dụ như BkavPro và CMC Antivirus của Việt Nam, nếu có xung đột thì bạn chỉ có cách gỡ bỏ (Uninstall) hoàn toàn trình quét đó ra khỏi máy, chờ mai sau nâng cấp có các chức năng này thì ta sẽ dùng để "ủng hộ đội nhà".
B.2.3/ Nếu bạn có sử dụng mạng nội bộ LAN : Các chương trình quét virus ngày nay đặt nặng vấn đề ngăn chặn Gián điệp, Trộm cắp dữ liệu, ... qua các loại mạng, cho nên các chức năng Tường Lửa (có chữ Firewall) và giám sát mạng (có chữ Network) được tăng cường nghiêm ngặt hơn, gây chậm mạng LAN đáng kể, và cũng có thể gây lỗi chương trình khi chạy qua mạng LAN. Tường lửa để ngăn kẻ gian bên ngoài chứ không phải ngăn người trong nhà, cho nên bạn tắt thiết lập Tường Lửa cho phần mạng nội bộ của bạn. Nếu chương trình quét virus không có tuỳ chỉnh chi tiết cho phần này thì đành tắt luôn toàn bộ chức năng Tường Lửa.
B.2.4/ Hướng dẫn Minh họa bằng hình ảnh : Tại đây minh họa một số chương trình quét virus phổ biến, còn nhiều chương trình quét virus khác nữa thì bạn cũng theo "nguyên tắc chung" như trên để thực hiện. Hình ảnh minh họa có thể không hoàn toàn giống với hình trên máy tính của bạn (vì không cùng phiên bản), bạn xem để hình dung liên hệ với máy của mình : Kaspersky Antivirus | Avira Antivirus | Avast Antivirus | AVG Antivirus | Symantec Antivirus
Có một điểm thuận lợi là các hãng phần mềm quét virus thường đưa ra bản miễn phí song song với bản có phí. Bản miễn phí cũng đã có quá đủ chức năng đối với nhu cầu sử dụng thông thường. Theo mặc nhiên, bản có phí còn bị quét nhầm "bạo" hơn bản miễn phí, vì khi bạn trả tiền thì chương trình quét virus sẽ bổ sung thêm các chức năng giám sát khác và "càn quét" mạnh hơn nữa.
Phần mềm quét virus khuyên dùng (từ năm 2012) : Phần mềm miễn phí : Avast Antivirus Free (nhẹ, nhanh, mạnh), Avira Antivirus Free (nhẹ, nhanh, mạnh, khó dùng hơn tí tẹo). Chỉ dẫn thêm : - Nếu bạn dùng Kaspersky thì cần thiết lập theo hướng dẫn B.2.4 để tránh Kaspersky gây lỗi bật hộp thoại Open... xóa mất file chạy của KTVN, và các lỗi khác. - Một số sản phẩm Nước Ngoài miễn phí đến người dùng là rất tốt, ví dụ như Google, Facebook, v.v.. và các phần mềm diệt virus cũng như thế. Ở đây quan điểm Miễn phí thì không tốt, không còn đúng nữa. Dù trả phí hay miễn phí thì cũng chỉ là hạn chế virus xâm nhập, đến ngày nào đó bạn cũng sẽ bị virus ghé thăm, cho nên tốt nhất là bạn cần biết và chuẩn bị trước cho tình huống này.
|
|
http://www.ktvn.com.vn |